ESG có thể giúp bạn trở thành một nhà đầu tư tốt hơn như thế nào

Đầu tư theo môi trường, xã hội và quản trị (ESG) nghe có vẻ như là một khái niệm đơn giản: đầu tư vào các công ty có hoạt động bền vững và hy vọng thu được lợi nhuận tốt.

Nhưng, trong thực tế, ESG dường như đang trải qua một cuộc khủng hoảng về danh tính. Liệu đó có phải là một cách để đầu tư hợp đạo đức? Một bộ lọc để tìm các công ty được vận hành tốt? Một mã ăn gian để có hiệu suất danh mục trên trung bình?

Năm nay, câu trả lời đang ngày một trở nên rõ ràng hơn: không phải điều nào ở trên. Đã từng có những cáo buộc về tẩy xanh và tranh cãi công khai về tính chủ quan của các hướng dẫn ESG. Quý trước, quỹ ESG ở Hoa Kỳ đã bị rút vốn ròng lần đầu tiên trong hơn 5 năm. Còn xét về số liệu hiệu quả, các cổ phiếu tập trung vào ESG đang theo sau S&P 500 trong năm nay, đây là lần đầu tiên kể từ năm 2017*.

*Thành tích trong quá khứ không phải chỉ báo cho kết quả trong tương lai.

ESG không vô dụng. Nhưng năm nay đã dạy chúng ta rằng tất cả chúng ta đều cần suy nghĩ về nó theo một cách hơi khác.

Một thước đo rủi ro

Nếu bạn là một nhà đầu tư chủ động, chiến lược của bạn có thể là tìm các công ty hoạt động tốt hơn những đơn vị khác. Không sao cả — tất cả chúng ta đều muốn có một cuộc sống tài chính tốt nhất.

Nhưng đôi khi, chúng ta tập trung quá nhiều vào lợi nhuận mà lại bỏ qua rủi ro. Các thị trường giá giảm như hiện tại khiến điều này trở nên quá rõ ràng.

Có 2 loại rủi ro mà bạn cần cân nhắc. Một là rủi ro hệ thống, hay là các yếu tố rủi ro có thể ảnh hưởng đến toàn thị trường: nền kinh tế, chính sách tiền tệ, các khủng hoảng chính trị ngoài dự kiến, v.v… Rủi ro còn lại là rủi ro phi hệ thống, hay các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến một công ty hoặc lĩnh vực cụ thể. Cả hai loại rủi ro này đều đáng cân nhắc và chúng có thể được quản lý theo những cách khác nhau.

Điểm và xếp hạng ESG có thể giúp chúng ta đo lường rủi ro phi hệ thống theo cách phi truyền thống — ngoài những con số mà bạn có thể thấy trên một bảng báo cáo tài chính hay báo cáo thu nhập. Hãy coi ESG như một cách để định lượng hóa những yếu tố không thể định lượng, chẳng hạn như mức độ bền vững của các chính sách năng lượng của một công ty, hoặc đội ngũ lãnh đạo của họ đa dạng đến mức nào. Trên thực tế, khoảng 39% nhà đầu tư dùng điểm ESG để biết thêm thông tin về khoản đầu tư của họ, theo khảo sát Retail Investor Beat của chúng tôi.

Một điểm ESG sẽ không giúp bạn đánh giá số tiền mà một công ty có thể mang lại, nhưng nó có thể giúp bạn có thêm kiến thức về các phương thức kinh doanh lỗi thời, điều kiện làm việc không thể chấp nhận được và mối quan hệ quyền lực bất cân đối trong ban lãnh đạo. Theo thời gian, các vấn đề này có thể tăng chi phí vận hành và làm xói mòn niềm tin vào ban lãnh đạo. Ngoài ra, trong một thế giới nơi thông tin di chuyển với tốc độ ánh sáng, một sai lầm nhỏ cũng có thể biến thành một cuộc khủng hoảng PR tốn kém.

Bạn cũng cần hiểu rằng có bao nhiêu khoản đầu tư của mình đang vật lộn với các yếu tố rủi ro tương tự liên quan đến ESG. Liệu danh mục của bạn có đang nghiêng quá nhiều về năng lượng truyền thống, hay liệu nó có đủ các công ty thân thiện với khí hậu? Liệu công ty của bạn có đang hoạt động ở các quốc gia thuộc thế giới thứ ba với quyền con người bị hạn chế? Điểm ESG có thể đo lường mức độ nhạy cảm của tiền của bạn với những cú sốc ngoài dự kiến, chẳng hạn như các cuộc khủng hoảng hàng hóa hay căng thẳng địa chính trị.

Một cảm giác kiểm soát

Tất cả chúng ta đều muốn kiểm soát tiền của mình — cách chúng ta kiếm tiền, chi tiêu và đầu tư nó. Nhưng khi bạn đầu tư vào một công ty, bạn đang làm điều này dựa trên niềm tin — dù bạn có biết nhiều đến thế nào về các kế hoạch kinh doanh hay hiệu quả của cổ phiếu. Ngày nay, những công ty lớn, đa khía cạnh là bình thường trên thị trường chứng khoán. Hãy nhìn vào Amazon: họ là một đơn vị bán lẻ trực tuyến và gần đây đã tiến vào các cửa hàng tạp hóa, công nghệ ngôi nhà thông minh và nội dung phát sóng. Các công ty luôn phát triển theo thời gian, và bạn cần hiểu mình đang nhận về cái gì.

Trong quá khứ, bạn có thể đào bới các báo cáo tài chính để xem thông tin chi tiết của một công ty, nhưng điều đó đòi hỏi thời gian và chuyên môn. Có hàng nghìn quỹ hoán đổi danh mục trên thị trường cho phép bạn tiếp cận các chủ đề khác nhau — ảnh chế, vũ trụ ảo, hoặc thậm chí là các mã chứng khoán có tên hay — hoặc có thể cung cấp cái nhìn về những điều thúc đẩy doanh thu của các công ty ưa thích của bạn.

Đây là lúc bạn cần dùng dữ liệu về ESG. Nó có thể không cung cấp một bức tranh toàn cảnh về một doanh nghiệp, nhưng có thể cho bạn biết thêm thông tin về cách công ty đó sử dụng thời gian và tiền bạc của họ, vậy nên bạn sẽ có cái nhìn minh bạch hơn về doanh nghiệp mà bạn đang đầu tư. Bạn không muốn đầu tư vào một công ty sử dụng công nghệ thủy lực cắt phá? Bạn không cần phải đầu tư vào họ, và có thể đưa ra quyết định này một cách dễ dàng hơn với dữ liệu ESG đánh dấu những phương pháp kinh doanh đang ngày càng trở nên lỗi thời. Đó là một tính năng mà các nhà đầu tư cũng mong muốn — khoảng 43% người trả lời trong khảo sát Retail Investor Beat của chúng tôi cho biết họ dùng dữ liệu ESG để đảm bảo các khoản đầu tư tuân thủ niềm tin của họ.

Tuy nhiên, hãy cẩn thận. Tuy điều này không có gì sai, nhưng bạn cũng cần tự nghiên cứu trước khi quy kết cho một công ty là “hợp đạo đức” hay không. Các tiêu chuẩn ESG chỉ có thể cho biết một phần câu chuyện, và điểm chung có thể phản ánh một công ty đang tập trung toàn lực vào một chữ cái.

Quy tắc thường dùng

Năm qua là một năm khó khăn cho ESG. Và tuy khái niệm này có ý tốt, nó vẫn cần bạn phải xem xét kỹ lưỡng thông tin mà bạn sử dụng. Dữ liệu ESG có thể là một công cụ mạnh mẽ để đánh giá các rủi ro và kiểm soát nơi bạn đầu tư.

Đây là một quy tắc dễ dùng: Nếu bạn đang sử dụng ESG để hiểu tiền của mình sẽ đi đâu, bạn có thể đang đi đúng hướng. Nếu bạn đang sử dụng ESG như một kênh để cứu thế giới, bạn có thể cần kiểm tra thực tế.

*Dữ liệu có được thông qua Bloomberg. Có thể được cung cấp theo yêu cầu.

Nội dung này chỉ nhằm mục đích thông tin và giáo dục, và không nên được coi là các lời khuyên đầu tư, khuyến nghị cá nhân, hay một đề nghị hoặc lời chào mời mua hay bán bất kỳ công cụ tài chính nào. Nội dung này đã được chuẩn bị mà không xét đến mục tiêu, tình hình tài chính hoặc nhu cầu riêng của bạn. Mọi đề cập đến hiệu quả trong quá khứ và chỉ báo tương lai đều không phải và không nên được hiểu là một chỉ báo đáng tin cậy về kết quả trong tương lai. eToro không đưa ra cam kết nào và không chịu trách nhiệm về tính chính xác hoặc đầy đủ cho nội dung của ấn phẩm này.