Tổng Sản phẩm Quốc nội, viết tắt là GDP, là thước đo chính dùng để đo lường sức khỏe của một nền kinh tế. Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ (BEA) – một cơ quan trực thuộc Bộ Thương mại Hoa Kỳ – chịu trách nhiệm công bố thông tin GDP của kinh tế Hoa Kỳ hàng quý.
Bốn quý trong năm được tính như sau:
Quý 1: Tháng 1 – Tháng 3
Quý 2: Tháng 4 – Tháng 6
Quý 3: Tháng 7 – Tháng 9
Quý 4: Tháng 10 – Tháng 12
Một tháng sau khi kết thúc mỗi quý, BEA sẽ công bố thông tin ước tính về Bản thảo GDP của quý trước đó. Thông tin về GDP của quý trước được ước tính dựa trên thông tin chưa đầy đủ, mặc dù nó cũng cung cấp chỉ báo đầu tiên về GDP của quý cuối cùng. Trong các tháng thứ hai và tháng thứ ba sau khi kết thúc quý, các kết quả ước tính GDP “thứ hai” và “thứ ba” sẽ được công bố do đã thu thập được nhiều thông tin hơn và các kết quả ước tính GDP cũng được điều chỉnh tương ứng.
GDP là gì
Tổng sản phẩm quốc nội là “tổng giá trị tiền tệ hoặc giá trị thị trường của tất cả các thành phẩm và dịch vụ được sản xuất trong biên giới của một quốc gia trong một khoảng thời gian cụ thể.”
Hai loại GDP thường được tham chiếu bao gồm: GDP thực tế và GDP danh nghĩa.
GDP danh nghĩa là GDP được đo lường bằng giá thị trường hiện tại. GDP thực tế là GDP được tính bằng cách sử dụng giá cố định.
Ví dụ, GDP danh nghĩa của một quốc gia có thể là năm nghìn tỷ đô la trong năm 2015. Trong năm 2016, GDP danh nghĩa có thể là sáu nghìn tỷ đô la và trong năm 2017 nó có thể là bảy nghìn tỷ đô la. Theo kết quả đo lường này, GDP đang thực tăng một nghìn tỷ đô la mỗi năm. GDP này được tính toán dựa trên giá cả hàng hóa và mức độ lạm phát trong mỗi năm. Tuy nhiên, cách tính toán này có một vấn đề là nó không đo lường chính xác được mức độ tăng trưởng. Lý do cho điều này là bởi vì GDP của mỗi năm được tính toán dựa trên giá trị tiền tệ và giá cả trong năm cụ thể đó.
GDP thực tế chính là công cụ giúp giải quyết vấn đề này.
Để tính toán GDP thực tế, sẽ cần đến ba năm như được đề cập ở trên và GDP được tính toán dựa trên giá cả và giá trị tiền tệ trong năm 2015 hoặc một năm cơ sở khác. Do đó, nếu GDP tăng một nghìn tỷ trên danh nghĩa từ năm 2015 đến năm 2016 thì GDP thực tế sẽ được tính toán bằng cách ước tính mức tăng GDP dựa trên giá cả và giá trị tiền tệ trong năm 2015. Trong trường hợp này, kết quả tính toán có thể chỉ ra rằng GDP chỉ tăng 600 tỷ đô la thông qua tính toán giá cả và mức độ lạm phát trong suốt năm 2016.
Tính toán GDP
Một trong những cách phổ biến nhất để tính toán GDP là dựa trên số tiền chi cho các nhóm khác nhau của nền kinh tế.
Công thức tính toán GDP như sau:
C + G + I + NX = GDP
C = mức tiêu thụ
G = chi tiêu của chính phủ
I = Mức đầu tư
NX = Xuất khẩu ròng
Công thức này nhóm các hạng mục như “mức tiêu thụ” – tất cả các khoản chi tiêu cá nhân trong nền kinh tế của một quốc gia; “chi tiêu của chính phủ” – ngân sách của chính phủ; “mức đầu tư” – bao gồm các dự án đầu tư nội địa tư nhân như đầu tư vào các hoạt động khác nhau của các khu vực này để duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh; và “xuất khẩu ròng” được tính bằng xuất khẩu trừ nhập khẩu.
Tác động của GDP đối với thị trường tài chính
Các số liệu liên quan đến Bản thảo GDP có thể ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của xã hội theo những cách khác nhau.
Các nhà đầu tư có thể tham khảo kết quả GDP ước tính vì nó liên quan đến các công ty và thu nhập của họ. Số liệu khả quan của nền kinh tế đồng nghĩa với việc các công ty đang phát triển tốt và tác động đến giá cổ phiếu. Số liệu ảm đảm của nền kinh tế có thể là chỉ báo cho việc thị trường đang đi xuống.
Việc tác động lên giá cổ phiếu chính là một giả định chắc chắn về sự tăng trưởng của GDP. Do đó, khi GDP lớn hơn hoặc thấp hơn mức dự kiến, giá cổ phiếu có thể không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, khi kết quả GDP vượt quá hoặc giảm xuống dưới mức kỳ vọng, điều này nhiều khả năng sẽ gây sốc cho thị trường. Mặc dù vậy, Bản thảo GDP của Hoa Kỳ là chưa đầy đủ và do các luồng thông tin sẽ được cập nhật trong các tháng tiếp theo nên kết quả GDP cuối cùng có thể khác rất nhiều so với những con số được công bố lần đầu trong Bản thảo GDP của Hoa Kỳ.
Vốn của bạn đang chịu rủi ro
Tác động của GDP lên chính phủ Hoa Kỳ
Sức mạnh của nền kinh tế cũng có thể hỗ trợ hoặc cản trở chính phủ thúc đẩy chương trình nghị sự của mình. Ví dụ, chính phủ có thể tận dụng kết quả khả quan của nền kinh tế để hợp pháp hóa các chương trình bổ sung của chính phủ hoặc tăng chi tiêu cho một loạt các vấn đề. Một nền kinh tế yếu có thể gây phản ứng từ công chúng nếu họ thấy chính phủ đang chi tiêu lãng phí. Kết quả GDP kém lạc quan cũng có thể gây áp lực lên chính phủ, buộc chính phủ phải hành động để cải thiện nền kinh tế.
Đối với các chính trị gia, đặc biệt là các ứng cử viên tranh chức tổng thống, số liệu bản thảo GDP có thể ảnh hưởng đến kết quả của cuộc bầu cử. Các cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ được tổ chức bốn năm một lần vào đầu Tháng 11. Kết quả bản thảo GDP cho quý 3 của năm thường được công bố một tuần trước cuộc bầu cử vào cuối Tháng 10.
Đối với ứng cử viên đương nhiệm, kết quả bản thảo GDP tích cực có thể tạo đà cho chiến dịch của họ, trong khi kết quả kém lạc quan về kinh tế có thể tạo cơ hội cho các ứng cử viên bên phía đối lập tìm cách lật đổ Tổng thống.
Các cuộc bầu cử Quốc hội được tổ chức hai năm một lần vào đầu Tháng 11. Các thành viên đương nhiệm của Quốc hội đang tìm kiếm sự ủng hộ có thể coi kết quả lạc quan của nền kinh tế như bằng chứng cho thấy họ đang làm tốt công việc của mình.