Liệu có nên chấp nhận rủi ro?

Tất cả chúng ta đều từng gặp tình huống này. Điều đó xảy ra ở mọi nơi và không có cách nào tránh né. Đúng vậy, tôi đang nói về lời cảnh báo “giao dịch có thể có rủi ro” mà bạn đã nhìn thấy nhiều ở khắp nơi.

Risks Ahead sign

Là một nhà đầu tư tích cực, bạn nên nhận thức được mức độ rủi ro bạn sẽ chấp nhận đi kèm với mỗi quyết định bạn đưa ra. Làm được điều đó khi giao dịch ở các thị trường đầu tư truyền thống đã là khó, và với sự góp mặt của phương thức Sao chép Giao dịch, đánh giá rủi ro với bất kỳ loại chính xác nào cũng trở nên gần như không thể. Vậy một nhà đầu tư xã hội sẽ làm gì? 

Giới thiệu: Điểm Rủi ro

Vậy, tôi xin được làm rõ ngay từ đầu, rằng đây là một tính năng mà hiện chúng tôi đang nghiên cứu và có kế hoạch công bố cho cộng đồng chúng ta trong vài tháng tới.

Nguyên lý đằng sau Điểm Rủi ro rất đơn giản: chúng tôi muốn bạn có thể đánh giá độ rủi ro chính xác mà bản thân sẽ chấp nhận đi kèm với mỗi quyết định đầu tư, trong đó có Sao chép Giao dịch. Không chỉ cảm nhận về rủi ro, mà bạn sẽ thực sự có thể đo lường nó bằng những con số khách quan.

Điểm rủi ro sẽ cho bạn một điểm rủi ro tổng cho cả danh mục cũng như phân tích chi tiết xem rủi ro đó gồm có những gì. Tất cả các hồ sơ thành viên đều có thể hiển thị điểm rủi ro, nghĩa là không phải danh mục của chính bạn thì bạn mới có thể phân tích, mà những người khác cũng có thể.

Về Sao chép Giao dịch, bất kỳ nhà giao dịch mới nào được bạn sao chép cũng đều sẽ tác động lên điểm Rủi ro của bạn dựa trên hành vi của nhà giao dịch đó: lựa chọn của họ về công cụ, mức đòn bẩy họ chọn, tỷ lệ phần trăm tài sản của họ được đầu tư vào một công cụ – tất cả những điều này cùng các yếu tố khác đều được cân nhắc trong thuật toán mà chúng tôi áp dụng. Khi kết hợp tất cả các dữ liệu với nhau, chúng tôi có thể tính toán được mức độ rủi ro mà một nhà giao dịch nào đó tạo ra cho danh mục của bạn, với độ chính xác cao. Vì vậy, về cơ bản, bạn có thể làm tốt hơn khi đánh giá bất kỳ nhà giao dịch nào mình muốn sao chép, bởi bạn sẽ không chỉ nhìn thấy lợi nhuận và hiệu quả của người đó mà còn có thể hiểu được rủi ro mà người đó đang chấp nhận.

Biểu mẫu này sẽ được xử lý như thế nào? 

Trước khi chúng ta bắt đầu, điều quan trọng cần nhấn mạnh là điểm rủi ro chỉ căn cứ theo hiệu quả trong quá khứ của nhà giao dịch, do đó, nó không và không thể chỉ báo cho kết quả trong tương lai.

Không đi sâu vào thuật toán toán học phức tạp, ý tưởng cơ bản ở đây chính là, mỗi công cụ đều có biến động trung bình theo ngày, cho thấy mức độ biến độ của công cụ đó. Giả sử, công cụ X biến động trung bình 2%/ngày (trong một ngày nhất định, nó thường dao động lên hoặc xuống khoảng 2% so với giá ở thời điểm đầu ngày). Về mặt thống kê, nếu nhân mức thay đổi trung bình này với 3, chúng ta tạo ra một phạm vi chính xác trong 99% thời gian. Vậy, trong ví dụ của chúng ta, trong 99% thời gian, công cụ X sẽ dao động lên xuống trong phạm vi tối đa 6% trong một ngày.

Chúng ta kết hợp cách hiểu cơ bản này với thực tế là các thiết lập đòn bảy khác nhau sẽ thay đổi phần trăm rủi ro, và tất nhiên cả thực tế là hầu hết các nhà giao dịch trong cộng đồng chúng ta đều đầu tư vào nhiều hơn 1 công cụ. Một số vị thế kết hợp với nhau để giảm thiểu rủi ro (nếu bạn mua đồng thời EUR/USD và USD/JPY, thì cùng với nhau, 2 vị thế này sẽ bao hàm cả khả năng đồng USD đi lên và đi xuống, có nghĩa là rủi ro của bạn trong trường hợp này thấp hơn do các vị thế bổ sung, phòng hộ cho nhau).  Tuy nhiên, nếu các vị thế giao dịch mở của bạn không phòng hộ cho nhau, điều này có nghĩa là rủi ro cho các giao dịch đó có thể cao hơn, bởi mỗi giao dịch đều có thể đi theo hướng ngược lại với kỳ vọng của bạn.

Tuy nhiên, nếu bạn đang sao chép nhiều nhà giao dịch, điều quan trọng cần cân nhắc là mối tương quan giữa các vị thế họ giao dịch – nếu tất cả các nhà giao dịch đều đầu tư như nhau, rủi ro của bạn sẽ cao hơn, nhưng ngược lại, nếu họ phòng hộ cho các vị thế của nhau, thì rủi ro của bạn sẽ thấp hơn.

Do mới ở bước đầu, điểm rủi ro sẽ không được cập nhật trong thời gian thực. Chúng tôi sẽ thông báo cho bạn trước về tần suất cập nhật cho công cụ này. Tất nhiên, mục tiêu của chúng tôi là bạn có thể nhìn thấy thay đổi về điểm rủi ro của mình trong thời gian thực, và điều đó sẽ đạt được trong một cập nhật mà chúng tôi sẽ giới thiệu trong tương lai.

Tôi sẽ thấy điểm rủi ro như thế nào?

Thuật toán cân nhắc mọi thông số và cho danh mục của bạn một “điểm rủi ro” dao động từ 1-10. Mỗi điểm số thể hiện một phạm vi phần trăm và có mục đích giúp bạn hiểu rõ hơn về rủi ro mà các khoản đầu tư có thể gây ra cho tài sản của bạn.

risk score table

Bất cứ khi nào bạn thêm một khoản đầu tư vào danh mục (và đó là một công cụ hoặc một nhà giao dịch được sao chép), rủi ro của bạn sẽ được tính toán lại và bạn sẽ thấy tác động của quyết định đó lên điểm rủi ro. Trong tương lai, chúng tôi sẽ nghiên cứu để làm cho tính năng này tinh vi hơn, từ đó bạn có thể nhìn thấy tác động rủi ro dự đoán mà một nhà giao dịch có thể có trên danh mục của bạn. Tuy nhiên, trong phiên bản đầu tiên của công cụ này, bạn sẽ chỉ thấy được tác động của rủi ro sau khi sao chép nhà giao dịch đó.

Ngoài ra, bạn sẽ có được một bản phân tích chuyên sâu về danh mục của chính bạn, cho phép bạn hiểu rõ hơn về chiến lược đầu tư của chính mình trong thời gian thực. Tất cả đều sẽ xem được loại phân tích đó, nghĩa là bạn sẽ có thể tham khảo được bản phân tích chuyên sâu của tất cả các nhà giao dịch trong cộng đồng, nhưng một lần nữa, khả năng tính toán trước sự tương quan giữa các nhà giao dịch vẫn còn ở giai đoạn phát triển ban đầu và sẽ có mặt trong các phiên bản sau này.

Điều quan trọng cần lưu ý: tính năng này có mục đích giúp bạn đưa ra những lựa chọn sáng suốt hơn, nhưng nó không cho bạn biết điều cần làm. Chúng tôi tin chắc rằng, trách nhiệm cho hành động của mỗi người nằm ở lựa chọn của chính họ, và chúng tôi không bao giờ cố gắng chỉ cho bạn cách đầu tư.

Vậy tiếp theo là gì?

Trong vài tháng tới, cho đến khi ra mắt tính năng mới này, chúng tôi sẽ đăng tải một số bài viết phân tích rủi ro và đánh giá một số nhà giao dịch được sao chép nhiều nhất. Bằng cách này, bạn sẽ hiểu rõ hơn cách hoạt động của Điểm Rủi ro và ý nghĩa của nó đối với bạn.

Chúng tôi tin tưởng rằng công cụ quan trọng này sẽ giúp bạn tối ưu hóa danh mục để đạt được kết quả tốt nhất có thể, theo nhu cầu và kỳ vọng đầu tư của bạn.

Dĩ nhiên, chúng tôi mong chờ bạn đặt ra bất cứ câu hỏi nào bạn nghĩ đến trên tường Chăm sóc Khách hàng của chúng tôi, hoặc ngay tại phần bình luận ở đây. Tính năng này vẫn còn trong quá trình phát triển, nên thông tin chi tiết cuối cùng (bao gồm cả ngày ra mắt) có thể còn thay đổi.

Điều thực sự quan trọng với chúng tôi là được lắng nghe những ý kiến của các bạn về công cụ – đây là một công cụ có mục đích giúp bạn trở thành một nhà đầu tư giỏi hơn, và chúng tôi mong muốn bạn góp mặt trong quá trình tạo ra nó!

Tuần tới bạn muốn chúng tôi phân tích điểm rủi ro của ai? Hãy chia sẻ với chúng tôi ở phần bình luận!