Công nghệ đằng sau Thế giới Tiền Điện tử

Tiền Điện tử hoạt động như thế nào?

Để bắt đầu hiểu về tiền điện tử, chúng ta phải tìm hiểu về công nghệ đằng sau nó, và qua đó là một số khái niệm nhất định tạo nền tảng cho tiền điện tử. Trước hết, chúng ta hãy bắt đầu với định nghĩa về tiền điện tử. Nói một cách đơn giản, tiền điện tử là một loại tiền:

  • không có dạng tiền mặt
  • không được phát hành bởi một chính phủ

Tiền điện tử tồn tại và có đặc điểm riêng nhờ vào công nghệ chuỗi khối. Công nghệ Chuỗi khối là hòn đá tảng cho toàn bộ thế giới tiền điện tử và cho phép tiền điện tử vận hành như một phương tiện giao dịch kỹ thuật số, phi tiền mặt, cùng một số chức năng khác.

Chuỗi khối là gì?

Thuật ngữ ‘chuỗi khối’ chỉ một danh sách các hồ sơ kỹ thuật số đang tăng lên không ngừng, gọi là các ‘khối,’ được bảo mật và liên kết với nhau thông qua việc sử dụng thuật toán mã hóa. Thuật toán mã hóa – qua đó tạo nên tên gọi tiền mã hóa (tiền điện tử) – là ngành khoa học về mã hóa thông tin sử dụng các phương pháp kỹ thuật số để các bên không được ủy quyền không thể truy cập hoặc sửa đổi nó bằng bất cứ cách nào. Chính việc áp dụng thuật toán mã hóa đã khiến cho thông tin được lưu trữ trong các khối được bảo mật và tin cậy. Những khối dữ liệu kỹ thuật số này kết hợp với nhau để tạo thành một cơ sở dữ liệu điện tử, về cơ bản là một sổ cái có thể truy cập công khai (nghĩa là phi tập trung).

Phi tập trung thực chất là một khía cạnh thiết yếu đến việc vận hành của chuỗi khối và giúp chuỗi khối không thể bị thay đổi – luôn bảo mật và không bị can thiệp ác ý. Trong một mạng phi tập trung, thông tin sẽ không bị khóa trong một máy chủ trung tâm, bởi một lẽ đơn giản là không có máy chủ nào như vậy. Thay vào đó, nó được lưu trữ trong máy tính của tất cả những người tham gia một mạng lưới nhất định. Mỗi người tham gia (hoặc người ngang hàng) đều có thể truy cập vào sổ cái, ghi lại và duy trì lịch sử hoàn chỉnh của tất cả các giao dịch và có thể được tham chiếu để kiểm tra liệu một giao dịch tiềm năng có là hợp lệ hay không. Bởi những yếu tố này, mọi giao dịch trái phép đều không thể được thực hiện theo định nghĩa, bởi để bất cứ giao dịch nào được tiến hành, nó yêu cầu tất cả những người ngang hàng trong mạng cần xem lại (và sau đó là phê duyệt) giao dịch đó, trước khi nó có thể được thực hiện.

Ưu & Nhược:

Khi công nghệ chuỗi khối dần trở nên nổi tiếng hơn trong các năm gần đây, các cuộc tranh luận gắt gao về tiện ích, ứng dụng và vai trò của nó trong nền kinh tế toàn cầu đã tiếp tục nổi lên dữ dội. Những người ủng hộ nhận định rằng công nghệ chuỗi khối có tiềm năng:

  • Giúp các cá nhân trên thế giới giao dịch tự do mà không bị chính quyền can thiệp
  • Đảm bảo bảo mật bởi tính chất không thể gian lận của chuỗi khối
  • Loại bỏ nhu cầu (và chi phí liên quan) đối với các dịch vụ khế ước lưu giữ thuộc bên thứ ba

Tuy có rất nhiều người hào hứng với những lợi ích tiềm năng của tiền điện tử, có nhiều người khác không chia sẻ sự nhiệt tình này và bày tỏ sự kinh ngạc về nguy cơ sử dụng công nghệ này cho các mục đích đen tối như:

  • Mua các sản phẩm bất hợp pháp/bị nghiêm cấm
  • Trốn thuế
  • Tài trợ cho khủng bố và các hoạt động tội phạm khác

1.0 – Tiền Điện tử

Chính khía cạnh sổ cái phân phối của công nghệ chuỗi khối đã cho phép nó hỗ trợ các đồng tiền điện tử như Bitcoin, Ethereum cũng như hàng nghìn đồng tiền khác. Bởi mỗi người ngang hàng đều có một hồ sơ hoàn chỉnh gồm lịch sử tất cả các giao dịch, họ sẽ luôn biết rõ số dư của tất cả các tài khoản vào mọi thời điểm. Sổ cái, như một hồ sơ không thể thay đổi liệt kê tất cả các giao dịch, có thể được tin cậy để xác nhận một giao dịch sắp tới là hợp lệ, hay một nỗ lực chi tiêu hai lần. Chính những thuộc tính này đã cho phép tiền điện tử trở thành một phương tiện giao dịch kỹ thuật số, phi tiền mặt.

2.0 – Hợp đồng Thông minh là gì?

Trong một hệ thống truyền thống, tập trung hơn, các bên khác nhau muốn tiến hành một giao dịch phải phó thác cho một bên thứ ba (được cho là) đáng tin cậy, ví dụ như một ngân hàng, luật sư, hoặc một cơ quan chính phủ để cung cấp các dịch vụ lưu giữ khế ước. Nói một cách khác, để điều tiết giao dịch – và đảm bảo tất cả các bên hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng của mình.

Trong một hệ thống phi tập trung, chức năng xác thực và điều tiết được ủy quyền cho tất cả những người ngang hàng trong mạng lưới, qua đó loại trừ hoàn toàn nhu cầu giám sát của bên thứ ba. Một ứng dụng như vậy của công nghệ chuỗi khối được gọi là một ‘hợp đồng thông minh’. Các hợp đồng thông minh này về cơ bản là những chương trình máy tính dựa trên chuỗi khối được lập trình để tự động thực thi các hành động được định sẵn, chỉ sau khi tất cả các bên đã đáp ứng được nghĩa vụ hợp đồng của họ. Kết quả là, các chương trình này đảm bảo không có ai nhận được thứ họ muốn cho đến khi họ đã đáp ứng được nghĩa vụ của mình. Ý nghĩa vô cùng thú vị của điều này, đó là khía cạnh phi tập trung của công nghệ chuỗi khối sẽ loại trừ nhu cầu đối với dịch vụ khế ước lưu giữ của bên thứ ba. Thay vào đó, bản chất phi tập trung của công nghệ này chính là một dịch vụ khế ước lưu giữ, qua đó có thể tiết kiệm rất nhiều tiền và giờ nhân công.

3.0 Ứng dụng Phi Tập trung:

Sự xuất hiện của công nghệ chuỗi khối phi tập trung không chỉ mở đường cho tiền điện tử và hợp đồng thông minh, mà còn cả một thế hệ mới các chương trình/ứng dụng máy tính được gọi là các ứng dụng phi tập trung hay viết tắt là ‘Dapp.’  Mã của các chương trình này không được lưu trữ trên những máy chủ tập trung, mà thay vào đó – như tên gọi của chúng – được lưu trữ trên một mạng lưới ngang hàng, phi tập trung.

Điều này có nghĩa các Dapp có thể bảo vệ khỏi những can thiệp không mong muốn có thể xảy ra cho các ứng dụng tập trung, bởi chúng không có một máy chủ trung tâm để bị tấn công dưới một hình thức bất kỳ. Do đó, chúng bảo mật hơn rất nhiều và không thể bị tấn công như một phần mềm tập trung, ví dụ như thông qua tấn công từ chối dịch vụ. Khía cạnh này của Dapp có tiềm năng thu hút rất nhiều người dùng. Cả những người quan tâm đến bảo mật và những người lo ngại kiểm duyệt đều sẽ rất thích thú với thực tế rằng Dapp không thể bị hack hay bị vô hiệu.

Phân nhánh là gì?

Một phân nhánh tiền điện tử là – một nỗ lực cấu hình lại giao thức của nó (ví dụ như một mã máy tính) với mục tiêu bề ngoài là cải thiện hiệu năng của đồng tiền điện tử đó hoặc khắc phục một vấn đề nào đó của nó. Nói một cách đơn giản: phân nhánh là một thay đổi đến phần mềm của một đồng tiền điện tử để tạo nên hai phiên bản khác nhau của chuỗi khối với một lịch sử chung.

Các phân nhánh có thể là tạm thời, kéo dài trong một vài giây, hoặc vĩnh viễn. Một phân nhánh vĩnh viễn sẽ chia đôi mạng lưới – tạo nên hai phiên bản riêng biệt của chuỗi khối và do đó là hai đồng tiền điện tử khác nhau. Các ví dụ về những tình huống có thể gây phân nhánh là: một thay đổi trong quy tắc của chuỗi khối nền tảng cho đồng tiền kỹ thuật số đó, đảo ngược kết quả của một cuộc tấn công hack hoặc lỗi nghiêm trọng, hay trong sự kiện xung đột giữa các nút về

(các) giao dịch lịch sử. Hai loại phân nhánh phổ biến nhất là phân nhánh “cứng” và phân nhánh “mềm”.

●    Phân nhánh Mềm:

Các phân nhánh mềm thường xảy ra trong trường hợp hiếm gặp khi hai hoặc nhiều người khai thác cùng xác thực một khối tại cùng một thời điểm. Trong trường hợp này, mỗi bên sẽ tự tạo ra hash (mã xác minh) của riêng mình cho khối đó. Cách phổ biến nhất để giải quyết tình huống này là thêm khối tiếp theo vào chuỗi khối, sau đó các nút sẽ xác minh chuỗi cụ thể này là chuỗi dài nhất và do đó chính xác nhất, vô hiệu hóa chuỗi khác.

●    Phân nhánh Cứng:

Phân nhánh cứng là một hành động có ý định và được áp đặt bởi nhà phát triển của một chuỗi khối với mục đích thay đổi quy tắc của chuỗi khối. Bởi Bitcoin dựa trên một chuỗi khối mã nguồn mở, các nhà phát triển có thể áp đặt thay đổi bất cứ lúc nào. Trong một phân nhánh cứng, các nhà phát triển sẽ lấy một “ảnh chụp nhanh” của sổ cái chuỗi khối tại khối được phân nhánh. Với mỗi token mà bạn sở hữu tại thời điểm đó, bạn sẽ nhận được một lượng token mới nhất định – thường là theo tỷ lệ 1:1. Có 2 cách để thực hiện một phân nhánh cứng:

  1. Đa số các nút không đồng ý với quy tắc mới và tiếp tục như thường lệ. Nếu phân nhánh xảy ra và một tỷ lệ phần trăm các nút có tuân theo quy tắc mới, phần lớn sẽ từ chối khối của chúng và buộc chúng tự tạo đồng tiền điện tử riêng của mình.
  2. Phần lớn các nút đồng ý với việc thay đổi quy tắc và các nút chạy quy tắc hiện tại sẽ bị buộc thay đổi quy tắc hoặc tự phân nhánh và tạo ra một đồng tiền điện tử mới.

Tiền Điện tử là gì?

Như đã giải thích từ trước, tiền điện tử là một trong nhiều ứng dụng của công nghệ chuỗi khối. Mục đích duy nhất của tiền điện tử là xúc tiến các giao dịch thương mại bằng cách cung cấp một phương tiện giao dịch. Tiền điện tử cung cấp chức năng này thông qua một sổ cái được truy cập công khai và duy trì một hồ sơ không thể thay đổi về tất cả các giao dịch. Bitcoin hiện là đồng tiền điện tử phổ biến nhất và được định giá cao nhất, với Ethereum giữ vị trí thứ hai. Tuy nhiên, có hơn 1200 đồng tiền điện tử khác nhau đã được sáng tạo trong một vài năm qua, tất cả đều cạnh tranh với nhau để trở thành đồng tiền tốt nhất.

Bitcoin

Ethereum

Ripple

Bitcoin Cash

Litecoin

Dash

NEM

IOTA

Monero

Zcash

Bitcoin

Ethereum

Ripple

Bitcoin Cash

Litecoin

Dash

NEM

IOTA

Monero

Zcash

Giao dịch Miễn phí

Không Không Không Không Không Không Không Không Không Không

Giao dịch Tức thì

Không Không Không Không Không Không Không Không Không Không

Hệ thống Phòng vệ Chống 51%

Không Không Không Không Không Không Không Không Không Không

Không có SegWit

Không Không Không

Kích cỡ Khối

1 mb 1 mb 1 mb 32 mb 1 mb 1 mb 1 mb 1 mb 1 mb 1 mb

Đặt lại Mục tiêu về Độ Khó

2016 khối 2016 khối 2016 khối 2016 khối 2016 khối 2016 khối 2016 khối 2016 khối 2016 khối 2016 khối

Mở rộng trên Chuỗi

Không Không Không Không Không Không Không Không Không

Chống Đào Nhiều Mỏ

Không Không Không Không Không Không

Tầm nhìn của Satoshi

Không Không Không Không Không Không Không Không Không

Ví Tiền Điện tử là gì?

Ví là nơi lưu trữ các đồng tiền điện tử mà bạn đã mua. Một ví tiền điện tử là yếu tố tiên quyết để bạn có thể mua bất kỳ đồng tiền điện tử nào. Ví có thể tồn tại duy nhất dưới dạng ảo hoặc có một dạng phần cứng – được gọi tương ứng là “lưu trữ nóng” và “lưu trữ lạnh”.

Một ví hoàn toàn bằng phần mềm, có chức năng như một tài khoản ngân hàng trực tuyến. Nó được gọi là ‘‘lưu trữ nóng’’ và được cho là một cách thân thiện với người dùng để mở và sử dụng tiền điện tử. Nhược điểm của loại ví này là rủi ro tăng cao liên quan đến dữ liệu quý giá được lưu trữ trên mạng, có thể trở thành mục tiêu của tin tặc.

Một ví phần cứng hoạt động như một khóa USB. Việc lưu trữ tiền điện tử bằng cách này được gọi là “lưu trữ lạnh” và được cho là bảo mật hơn lưu trữ nóng, và tiền điện tử được giữ trong USB mà không có tài khoản trực tuyến để bị hack.

Ledger Nano S

Ledger Blue

Coinpayments

Exodus

Jaxx

Anonymity

Ẩn danh

Không Không Không Không Không

Multi-coin support

Hỗ trợ nhiều loại tiền điện tử

Không (khoảng hơn 10 đồng tiền) Không (giới hạn 7 đồng tiền)

Ease of Use

Dễ Sử dụng

Không

Mobile compatibility

Tương thích di động

Không Không

Software

Phần mềm

Không Không

Hardware

Phần cứng

Không Không Không

Secure

Bảo mật

Không Không

Extra Services

Dịch vụ Bổ sung

Không Không Không Không

Nhìn vào Tương lai…

Khi tiềm năng khổng lồ của công nghệ mới này dần được công nhận trên thế giới, một khu vực tài phán đang bổ sung các điều luật để quản lý tiền điện tử. Đây là một dấu hiệu rằng trong tương lai gần, tiền điện tử sẽ vượt qua được tình trạng bất ổn và Miền Tây Hoang dã hiện tại để trở thành một trong những công cụ tài chính thông dụng. Và tuy cuộc tranh cãi xung quanh tiền điện tử vẫn tiếp diễn, một điều không thể từ chối là ngày càng có nhiều người trên thế giới cảm nhận được lợi ích của sự ứng dụng công nghệ mới này. Ví dụ, những người phụ thuộc vào tiền mà người nhà làm việc ở nước ngoài gửi về có thể sử dụng tiền điện tử để giảm đáng kể phí giao dịch liên quan đến việc gửi tiền từ quốc gia này sang quốc gia khác.

Nhìn vào tương lai không xa, chúng ta có thể thấy lợi ích của tiền điện tử với những người sống ở các nơi khó tiếp cận hệ thống ngân hàng chính thức và giúp họ tham gia vào nền kinh tế toàn cầu. Điều này có thể đặc biệt hữu ích cho những người sinh sống ở thế giới đang phát triển.

Vốn của bạn đang chịu rủi ro. Đây không phải là một lời khuyên đầu tư. Giao dịch CFD.